Mình đã chuyển nhà về Vultr và ngưng sử dụng EasyEngine

Trùng dịp mình thay đổi cáp quang từ Viettel sang VNPT, tìm thấy bản fork WordOps từ EasyEngine, mình cũng quyết định chuyển luôn từ OVH về Vultr. Có nhiều lí do cho quyết định này, nhưng rõ ràng là gói OVH hiện tại đã quá kém để mình có thể tiếp tục sử dụng.


Cập nhật tháng 12/2019

Hiện tại mình không còn sử dụng Vultr nữa mà chuyển qua một nhà cung cấp server mới toanh và… rất đặc biệt. Mời bạn xem qua bài viết tại đây.


Chuyên mục mới Backlog giúp mình chia sẻ nhanh những việc đã làm trong một khoảng thời gian và cũng là những chủ đề sắp tới mình sẽ viết.

Mình bắt đầu sử dụng gói VPS của OVH có tên Discovery Asia, giá chỉ 2.5$/tháng, với cấu hình 1 CPU, 1GB RAM từ tháng 5/2018 đến hiện tại. Nếu sử dụng tại Vultr, mình phải trả 5$/tháng cho cấu hình tương tự.

Tuy nhiên sau khi thử kiểm tra cấu hình đơn giản bằng công cụ tocdo.net, mình nhận ra gói VPS đã quá yếu để sử dụng cho dù nó rẻ như thế nào. Cũng trùng hợp với dịp mình biết về script quản lý VPS WordOps nên quyết định chuyển ngay không hối tiếc.

Benchmark so sánh OVH vs Vultr

Tuấn có giữ lại kết quả benchmark của hai VPS có cùng cấu hình 1 CPU 1GB RAM với ổ cứng SSD. Đây chính là lí do mình quyết định chuyển ngay không suy nghĩ.

so sanh vultr ovh
Click vào để xem ảnh lớn.

Có lẽ không cần phải chú thích, bạn cũng biết benchmark bên trái là của Vultr, bên phải là OVH. Vì vậy mình chưa bao giờ hối tiếc khi chuyển sang nhà mới dù chi phí tăng gấp đôi.


Chuyển sang nhà mới Vultr

Gọi là mới nhưng cũng chẳng xa lạ gì khi mình đã sử dụng Vultr từ năm 2014. Qua một thời gian mình chuyển đi qua lại giữa Linode và giữ yên với OVH vì chi phí rẻ (website này hoạt động phi lợi nhuận). Tuy nhiên nhờ một số khách hàng của mình vẫn sử dụng Vultr nên mình có thể theo dõi chất lượng, mức độ ổn định, hỗ trợ,…

Một trong những lí do khác nhưng quan trọng nhất là vì Vultr có chính sách SLA và refund rõ ràng nhất trong những nhà cung cấp mình đã từng dùng. Digital Ocean, OVH và Linode có SLA nhưng không có chính sách refund rõ ràng trong khi Vultr có một bảng chi tiết số tiền (credit) bạn sẽ được trả lại nếu có downtime.

Ví dụ nếu server bị down 2 tiếng do network hoặc lỗi phần cứng của họ, bạn sẽ đền 48 giờ credit để sử dụng. Các nhà cung cấp khác có nhắc tới nhưng không có chi tiết rõ ràng.


WordOps – script quản lý VPS tách từ EasyEngine

Nói ngưng sử dụng hẳn là không đúng, mình chỉ là chuyển sang một phiên bản tốt hơn của EasyEngine mà thôi. WordOps là một bản fork của EasyEngine v3 hoạt động rất tuyệt vời. Không chỉ nâng cấp các gói PHP lên 7.2, 7.3 và Nginx 1.16 mới nhất hỗ trợ Brotli, WebP. WordOps đã tiến hành tối ưu rất nhiều so với EasyEngine, trong đó bao gồm việc tối ưu PHP-FPM sử dụng Unix socket giúp trang có thời gian phản hồi nhanh hơn kha khá.

Mình sẽ có chia sẻ về WordOps sớm và những dự định của nhóm phát triển trong tương lai. Đây là một script đã sẵn sàng để sử dụng nếu bạn vẫn đang sử dụng EasyEngine v3 và muốn nâng cấp lên PHP, Nginx phiên bản mới.

Bài viết được gắn thẻ: , , , ,

Trả lời Hủy

  1. Mình không chuyên về dev nên khi đọc bài của Tuấn thấy như ở 1 trời kiến thức mới 😀
    Tuấn đã dùng Centminmod chưa? Thấy anh em global đánh giá nó khá tốt (nhiều blog đánh giá nó là best LEMP script)

    1. Cảm ơn anh. Centminmod em có dùng lúc đầu lúc anh Thạch phổ biến về VPS lần đầu tiên, sau đó em không còn dùng nữa mà chuyển sang các script trên Ubuntu based. Nhưng nếu phải chọn script cho CentOS thì Centminmod rất ngon vì khá lâu đời, cập nhật ổn (dù latest cũng đã lâu rồi) và đặc biệt là bạn founder là eva2000 rất active trong việc tối ưu website vì em hay thấy bạn lân la trong các blog của Cloudflare và nhiều stack khác. Nên nếu không có nhu cầu về webpanel, Centminmod nên được cân nhắc hàng đầu.

  2. Mình sẽ test WordOps xem ntn. Còn về vps ở vultr mình dùng 4-5 năm nay rồi, chư a dùng gói high frequency vì hôm trước có đọc ở đâu bảo gói này chưa ổn định, nên mình chưa test quá nó. Các câu lệnh chown/chmod, swap, cronjob .. cũng dễ thôi, note lại xong copy paste là xong. Cảm ơn bạn vì những chia sẻ.

    1. Dùng thoải mái đi bạn. Mình dùng cho khách hàng khoảng 9 tháng mà khi khách hàng dùng xong nhờ mình xóa VPS thì uptime vẫn đầy đủ 9 tháng mà. Có chăng là do location Singapore hoặc Tokyo hơi đông đúc nên dễ gặp vấn đề về network thôi.

  3. WordOps thật sự chưa biết gì về nó, mình đang tìm một script thay thế vpssim, vì giờ vpssim k update nữa. Bạn có biết script nào tốt nhất hiện nay không mình xin tên. Đồng thời góp ý thêm mình đang sử dụng vps tại Upcloud bạn cũng tìm hiểu về bên này nhe, Vì thấy tốc độ sin về vn khá nhanh, vps khá mạnh.

    1. Nếu chuyển từ VPSSIM sang bạn sẽ phải học lại từ đầu các câu lệnh thay vì menu như VPSSIM, tuy nhiên các lệnh theo mình đều dễ hiểu và đơn giản thôi, còn những thứ khác như chown/chmod, swap, cronjob,… e là bạn phải gõ tay.

      Khá là quê nhưng mình trước giờ sử dụng Centminmod một thời gian, sau đó là EasyEngine cho tới v3 sau đó chuyển hoàn toàn sang WordOps và hiện tại chưa có nhu cầu tìm thêm script mới, bạn cũng thử xem sao. Mình đánh giá cao WordOps vì hệ thống document ổn, template của các script đều được sắp xếp trực quan.

      UpCloud mình cũng có dùng qua một thời gian khi tìm kiếm nhà cung cấp tốt hơn Vultr, tuy nhiên theo mình Vultr (gói high frequency) vẫn ngon nhất từ giá cho đến tính năng đến giờ (tính theo NCC bình dân, location Sing hoặc quốc tế). Mình vừa xem lại bảng giá của UpCloud và thấy sẽ bị charge tiền khá nhiều ở những phần như backup (về size backup), firewall, private network, những thứ mà Vultr đang miễn phí hoàn toàn. Bạn có thể tham khảo thử xem sao.

  4. vậy nếu mình ít hiểu biết về VPS và cần 1 script đơn giản, ổn định để cài 2, 3 site wordpress thì nên dùng vpssim hocvps hay wordops?

    Thanks

    1. Nếu là mình thì mình sẽ chọn WordOps vì mình đã có 1, 2 năm kinh nghiệm sử dụng. Còn VPSSIM và HocVPS thì chưa.

  5. Có thể hướng dẫn sử dụng WordOps được ko bác, em đang tập sử dụng vps. cảm ơn nhiều

    1. Thực ra WordOps vs EasyEngine không khác nhau gì cả bạn à (đối với các câu lệnh quản trị), mà lượng tài liệu cho EE rất nhiều nên bạn cứ theo đó mà tìm hiểu thôi. Nếu còn gì thắc mắc cứ comment tại đây nhé.

  6. Hehe anh bỏ vultr với dediserver về dùng vps z.com DC VN hết mà giờ test backup lên onedrive với Google drive chậm quá trời. Chắc quay dùng thêm dedi cho khoản chục site vệ sinh

    1. AZDigi cũng vậy đó anh, bó tay. Giờ em đang build cái PC cỏ ở nhà làm server rồi, ngon hơn hẳn mà mạng cũng ổn hơn một tí vụ upload.

    1. Mình không hiểu lắm. Namecheap là namecheap, Vultr là Vultr, hai nhà cung cấp khác nhau mà?

    1. Bài hướng dẫn về Vultr hay WO bạn ơi. Vì Vultr thì quá nhiều rồi, WO thì cũng tương tự EE thôi, cài vào là dùng không cần cấu hình gì nữa.

  7. Sáng nay mình vào đọc bài viết của bạn cũng thấy site bị down, check thử uptime.datuan.dev thấy đỏ lè, hehe

  8. Mình chuyển nhà tùm lum, từ Vultr qua DigitalOcean rồi đến linode, thử thêm vài chỗ như Ssdnodes, Ovh,… nhưng cuối cùng lại về với DigitalOcean. Thấy bên DigitalOcean tốc độ, sự ổn định cũng như support làm mình hài lòng nhất.

    1. Hôm nay định trả lời bạn thì backend ở Vultr down hơn 1 tiếng, restart thì lại truy cập được. Để mình benchmark ở DO rồi so sánh xem sao 😀