Tất cả bài viết

  • Published on

    Đánh giá Bizfly Cloud: cloud service với những tính năng đáng giá

    Bizfly Cloud 🔗 là một cái tên không quá nổi bật nếu xét trong thị trường bình dân mà các blogger chúng ta hay sử dụng. Tuy nhiên có tiền thân là VCCloud của VCCorp, một nhà cung cấp các dịch vụ cloud nổi tiếng và host những trang báo lớn như Tuoitre, Genk, VTV, Dantri, Soha, Kenh14,... đủ để cảm thấy có thể tin tưởng được. Vậy thì tính năng, chi phí, chất lượng khi sử dụng cho người dùng cá nhân như thế nào hãy cùng Tuấn xem qua nhé.

  • Published on

    Sử dụng Cloudflare ở Việt Nam không nhanh như bạn nghĩ

    Theo thông tin chính thức thì từ cuối năm 2018 Cloudflare đã mở 2 data center Cloudflare ở Việt Nam 🔗 bao gồm tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2018. Kể từ đó mình thấy nhận định từ một số bạn rằng website sẽ nhanh hơn vì không còn phải dùng những data center của Singapore hay Hồng Kông nữa. Tuy nhiên, rất tiếc khi mình nói rằng có thể bạn đã nhầm.

  • Published on

    Cấu hình remote database cho WordOps / EasyEngine

    Hiện tại có một dịch vụ khác mang tên TiDB còn miễn phí "hơn", giúp bạn có thể tối ưu được tài nguyên của server mà cũng giảm luôn thời gian và công sức quản lý server database: Sử dụng MySQL server miễn phí với TiDB Cloud

    Trong thời gian sử dụng gói AWS Free Tier, mình hay băn khoăn nếu chúng ta có thể tận dụng càng nhiều càng tốt những dịch vụ miễn phí đi kèm thay vì chỉ sử dụng EC2 hay không. AWS có hàng tá các dịch vụ mà chúng ta hay bỏ qua nhưng cực kì hữu dụng, trong đó có RDS hay ElasticCache.

  • Published on

    Mình có máy mới!

    Nếu các bạn có thấy thì tuần rồi website của mình downtime đến hơn 40 giờ 🔗 chỉ trong vòng một tuần. Thật ra thì đa số là down ở backend thôi, anh em đọc blog vẫn bình thường nha. Đó là thời điểm mình nâng cấp lên một server mới hơn, đủ khỏe hơn để gánh các hệ thống mà mình đang dùng. Mời các bạn xem qua thông số nè, mấy món này mình mua ở Shopee, đa số là đồ dùng rồi:

  • Published on

    Ra mắt công cụ Ping monitor giúp theo dõi độ ổn định các nhà cung cấp

    Thông thường mỗi nhà cung cấp nước ngoài đều có một dịch vụ thông báo tình trạng các cụm máy chủ của họ, nhưng lượng thông tin thường không đủ hoặc đôi khi không được cập nhật kịp thời. Ngoài ra, các trang theo dõi này không có một timeline view theo khoảng thời gian mà bạn mong muốn và chỉ thường thông báo tình trạng hiện tại, tình trạng những tuần trước, tháng trước thì khó mà biết được. Đồng thời việc theo dõi và ghi nhớ từng vấn đề hay đơn giản là website của từng nhà cung cấp dịch vụ là điều rất khó, gần như không thể.